Hôi miệng là một chứng bệnh phổ biến hiện nay khiến nhiều người gặp khó khăn trong khi giao tiếp. Để chữa trị được căn bệnh này kịp thời và hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của nó.
Trong phần lớn các trường hợp xảy ra chứng hôi miệng có nghĩa là bạn cần vệ sinh răng miệng tốt hơn nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu của những bệnh trạng nghiêm trọng . Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn mà các dược sĩ của trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đã tổng hợp lại:
1. Không chăm sóc răng miệng tốt
Theo 1 nghiên cứu vào năm 2012 trên tờ International Journal of Oral Science thì việc vệ sinh răng miệng kém chính là nguyên nhân của 85% trường hợp bị hôi miệng. Bác sĩ tai mũi họng Marc Gibber, tại Trung tâm y khoa Montefiore, nước Mỹ cho biết: Thức ăn vẫn còn sót lại ở trong khoang miệng là nơi mà các vi khuẩn bám vào. Bởi vì các mầm bệnh giống như môi trường ẩm ướt, nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách thì nó có thể trở thành nơi nhiễm bẩn và bắt đầu có mùi hôi do vi khuẩn sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh phát ra như mùi trứng thối.
Để tránh được điều này, bạn cũng cần đánh răng đúng cách. Để chải răng đúng cách, bạn giữ bàn chải nằm ngang, nghiêng 1 góc 45 độ so với răng, sau đó từ từ di chuyển sang 2 bên trái phải. Nên chải răng 2 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Đối với sử dụng chỉ nha khoa, điều bạn cần quan trọng là nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Viêc đánh răng không thể làm sạch được toàn bộ bề mặt của răng, do đó bạn đừng quên sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày.
Bạn nên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày và đừng quên việc cạo lưỡi. Vi khuẩn phát triển ở khắp khoang miệng và đặc biệt là ỏ trên lưỡi. Bạn có thể tìm mua những dụng cụ vệ sinh lưỡi ở mọi hiệu thuốc và sử dụng chúng mỗi khi đánh răng.
2. Không uống đủ nước
Cơ thể có thể mất nước sẽ khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó là vấn đề, vì nước bọt sẽ làm sạch những vi khuẩn gây mùi. Theo bác sĩ Gibber, nước bọt mà chúng ta tiết ra hàng ngày sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào ở trong miệng, khi giảm tiết nước bọt, các tế bào này sẽ bắt đầu chết đi và bốc mùi. Các nhà dinh dưỡng học khuyên bạn nên uống từ 6 – 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, nước trà xanh cũng rất tốt. Một nghiên cứu của Israel vào năm 2012 cũng cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ làm thay đổi 1 số hợp chất lưu huỳnh trong hơi thở có mùi hôi. Cơ thể mất nước có thể khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó chính là vấn đề
3. Mất nước vì nghẹt mũi
Những người bị nghẹt mũi không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng, chính điều này cũng làm khô miệng. Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi hãy điều trị và cũng cần phải bổ sung nước.
4. Ăn nhiều thực phẩm có hại
Chắc hẳn bạn đã biết rằng tỏi có thể gây ra chứng hôi miệng. Nhưng bạn có biết rằng các sản phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng dịch mũi và dẫn tới mùi hôi miệng. Những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate cũng sẽ thúc đẩy vi khuẩn phát triển vì chúng chứa nhiều đường.