Thời tiết thay đổi bất thường đặc biệt là những lúc giao mùa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy, trong cái thời tiết này, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch của mình bằng một số thực phẩm đi kèm với một chế độ ăn uống lành mạnh.
Dược sĩ khuyên bạn mội số thực phẩm tăng cường miễn dịch khi thay đổi thời tiết
Tỏi và gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chống viêm, chống khuẩn. Ngoài ra, tỏi còn được ví như “thuốc kháng sinh tự nhiên” bởi tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tốt nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch do virut và vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, các Trình dược viên cho rằng, tỏi còn giúp cơ thể phòng ngừa các chứng bệnh ung thư và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt là tỏi có thể ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn, bạn có thể ăn một vài nhánh tỏi nướng mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Tỏi và gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Gừng cũng là một loại gia vị có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ thế, gừng còn còn có tác dụng lớn trong cải thiện lưu thông máu, giúp phòng tránh hiện tượng tắc nghẹt cổ họng, ngạt mũi và viêm họng do đường hô gấp gây nên. Các chuyên ra đã chứng minh rằng gừng là một loại dược liệu, một cây thuốc quý có tác dụng rất tốt trong phòng chống bệnh xương khớp như chống viêm khớp rất hiệu quả. Với công dụng làm ấm cơ thể, gừng còn có thể làm giảm triệu chứng nôn ói ở phụ nữ đang mang thai.
Hải sản giàu axit béo omega-3 có tốt?
Nói hải sản giàu axit béo omega-3 ta nghĩ ngay đến các loại cá. Cá chứa lượng lớn axit béo omega-3 nhưng các các axit béo omega-3 này có chứa các hợp chất ngăn cản chức năng của hệ miễn dịch. Khi bị lạnh hay cảm cúm mà ăn những thực phẩm này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu muốn tăng cường hệ miễn dịch trong các ngày lạnh tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các loại cá này.
Cũng là hải sản nhưng các loại hàu, trai, ốc, tôm lại giúp chống cảm lạnh rất tốt. Bởi trong các hải sản này rất giàu kẽm, một khoáng chất cần thiết giúp chống lại cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hàu, trai, tôm có chứa nhiều chất kẽm hơn bất kỳ thực phẩm nào khác, nhưng không nên ăn tái sống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các loại thực phẩm giàu protein và i-ốt
Khoa học chứng minh rằng những thực phẩm giàu protein có tác dụng kích thích sản sinh nhiệt rất tốt. Vì vậy, bạn cần tăng cường ăn những thực phẩm giàu protein trong mùa lạnh như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà… không chỉ để giữ ấm cơ thể mà còn giúp năng cao thể trạng, phòng chống viêm nhiễm, cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn cần chọn những thực phẩm chức protein ít béo như các loại thịt nạc, gia cầm… nhằm tránh nạp quá nhiều chất béo và calo vào cơ thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.
I-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hooc-môn tuyến giáp. Hooc-môn tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sản sinh ra nhiệt, chống cảm lạnh, nâng cao thể trạng. Vì vậy, cần ăn nhiều các thực phẩm giàu iốt như rong biển, tôm, cua, sò, hến, hạt vừng đen… để bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe của chính bạn.