Monday , December 16 2024
Trang chủ / Hướng nghiệp / Học Ngành Luật có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Học Ngành Luật có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Ngày nay ngành luật đã là một trong những ngành nghề phổ biến và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Luật không chỉ dùng để giải quyết các vấn đề xung đột trong xã hội mà còn là công việc giải quyết các thắc mắc hay tư vấn về pháp luật của người dân. Hẳn nhiều người nghĩ rằng học ngành Luật ra trường là sẽ làm luật sư, nhưng thực tế không chỉ có vậy, học ngành Luật ra trường bạn có thể làm nhiều công việc với nhiều vị trí khác nhau. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn Học cử nhân Đại học Luật Hà Nội có thể làm những công việc gì ?

Học Đại học Luật ra trường có thể làm việc công tác tại đâu?

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư hoặc ở những tổ chức dịch vụ pháp luật.

Học Ngành Luật có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Tại các cơ quan nhà nước: Cử nhân ngành Luật hay Văn bằng 2 Đại học Luật có thể làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương…

Tại các tổ chức xã hội: Những công việc có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như: Văn phòng công chứng, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Văn phòng luật sư, ….

Tại các tổ chức kinh tế: Cử nhân ngành Luật cũng có thể làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế trong bộ phận hỗ trợ, bộ phận pháp chế, làm các công tác tham mưu pháp luật cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.

Tại các cơ sở đào tạo ngành Luật: Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo khối ngành Luật.

Học Ngành Luật có thể làm những công việc gì sau khi ra trường?

Sau khi ra trường, tùy thuộc vào vị trí làm viêc mà sinh viên ngành luật sẽ làm những công việc khác nhau phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí đó, chẳng hạn:

* Thẩm phán:
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
– Tham gia xét xử các vụ án hình sự
– Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử
 – Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
– Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định
– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
– Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
– Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi tới phiên tòa

* Luật sư:
– Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính;
– Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

* Cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý
– Nghiên cứu văn bản pháp luật, nắm rõ nội dung dịch vụ, chính sách, giá cả của công ty để tư vấn cho khách hàng.
– Soạn thảo hồ sơ pháp lý, giấy tờ, hợp đồng và hỗ trợ các công việc liên quan khác theo yêu cầu của người quản lý
– Chịu trách nhiệm về pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp: Hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng, đăng ký kinh doanh, đòi nợ, xử lý tranh chấp;
– Xây dựng, soạn thảo các quy chế, quy trình, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động của tổ chức
– Nghiên cứu luật, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức
– Đầu mối thụ lý, đề xuất, tham mưu lãnh đạo các biện pháp giải quyết, xử lý các vụ việc có liên quan đến hoạt động pháp lý của doanh nghiệp: Tranh chấp, tố tụng, làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, đối tác các vấn đề liên quan đến pháp luật, tìm hiểu, kiếm tra tính pháp lý của đối tác.
– Tư vấn đầu tư, quản lý đầu tư các dự án về bất động sản.

* Công chứng viên:
–  Chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng.

* Giáo vên, giảng viên ngành Luật:
– Nghiên cứu các văn bản Luật
– Soạn bài và giảng dạy theo giáo trình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *