Nấu ăn hiện đang là công việc rất “khát” người. Cơ hội lớn như vậy hay là làm đầu bếp. Nhưng liệu làm nghề đầu bếp có vất vả không? Đã có rất nhiều người có cũng câu hỏi này. Chắc chắn một điều là không có nghề nào “ngồi mát ăn bát vàng”. Nghề vất vả thì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Cùng điểm qua đôi nét vất vả của nghề bếp trong bài viết này nhé.
Cường độ làm việc cao
Nếu ai đó nghĩ rằng làm nghề đầu bếp là chỉ việc nấu ăn thì đây hoàn toàn là suy nghĩ sai. Nghề bếp cũng có cường độ làm việc rất cao. Họ thường xuyên phải đi sớm để chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ nấu ăn. Và cũng tan làm trễ nhất. Sau khi đã đảm bảo căn bếp được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng mới được về.
Công việc ngồi làm việc tại văn phòng bạn chỉ làm 8 tiếng mỗi ngày. Thì thời gian làm việc của đấu bếp kéo dài đến mười mấy tiếng. Theo nghề này nghĩa là bạn phải biết chấp nhận thời gian riêng tư, cá nhân và thời gian dành cho bạn bè, gia đình sẽ bị rút ngắn lại. Càng là những ngày nghỉ, ngày lễ lại là những ngày “làm ăn”. Khách hàng thường có nhu cầu ăn uống tụ tập đông hơn vào những ngày này. Vì cường độ làm việc cao nên muốn theo nghề này bạn phải có sức khỏe tốt.
Môi trường làm việc
Đầu bếp chắc chắn không thể làm việc ở môi trường văn phòng hào nhoáng được. Họ làm việc ở căn bếp luôn đỏ lửa. Bếp tại các nhà hàng khách sạn 4,5 sao thường được đầu tư rộng, cao. Nhưng với những nơi quán ăn, nhà hàng nhỏ sẽ khá khiêm tốn. Có lẽ vì quần áo không được là lượt, tóc không được vuốt keo cũng không được xịt nước hoa thơm nên có nhiều người ngại mùi dầu mỡ mà chẳng theo nghề này. Chính vì điều này nhiều sinh viên học cao đẳng, trung cấp nấu ăn ra trường lại không muốn đi làm đầu bếp. Ai cũng muốn làm công việc nhàn hạ lương cao “chơi mà cũng có tiền”. Liệu có phải vì thế mà nghề bếp luôn treo bảng tuyển người?
Dụng cụ làm việc có thể gây nguy hiểm
Nghề đầu bếp là nghề tương đối nguy hiểm. Rất có thể bạn sẽ bị thương do dao, kéo hay bỏng dầu, bỏng lửa,… Thật khó tránh khỏi những vết thương trong quá trình làm việc. Đặc biệt, với người mới vào nghề, kinh nghiệm và mọi thứ đều mới thì hãy xác định bị thương là chuyện bình thường.
Áp lực công việc
Một nguyên nhân được coi là vất vả và khiến ít người theo nghề là vì áp lực công việc. Hãy thử tưởng tượng vào những dịp lễ, tết mọi người đều có nhu cầu du lịch. Và có thể nói mùa du lịch chính là mùa cao điểm của nghề bếp. Bạn sẽ phải luôn tay luôn chân vừa đảm bảo món ăn phải chuẩn vị phải ngon, phải đẹp và phải nhanh. Dù chỉ là một chút chậm trễ cũng có thể ảnh hưởng đến nhà hàng. Hoặc bạn sẽ nhận được những lời trách mắng từ bếp trưởng. Chưa nói đến chuyện trong nấu ăn lại yêu cầu phải sáng tạo món ăn mới, ngon, lạ, hấp dẫn,..
Bao nhiêu đó nỗi vất vả có đủ để bạn trả lời câu hỏi “nghề đầu bếp có vất vả không ” chưa. Nhìn vào những nỗi niềm khó khăn ấy có khiến bạn nung lay ý chí theo nghề này. Nếu bạn đang có ý định đó thì đã có nhiều người giống bạn vậy nên nghề bếp đã thiếu lại càng thiếu. Chính sự thiếu hụt nhân sự bếp là cơ hội việc làm. Những ai theo nghề này có thể tự tin khẳng định nói không với thất nghiệp. Bạn đừng nên tìm kiếm những nghề xa vời hay lo sợ vất vả. Vì thực tế vất vả của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Tại sao không nắm lấy cơ hội việc làm này.
Hồ sơ đăng ký học nộp về địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96