Saturday , April 27 2024
Trang chủ / Tuyển sinh / Ý kiến của Tổng cục Dạy nghề về việc bỏ điểm sàn đại học.

Ý kiến của Tổng cục Dạy nghề về việc bỏ điểm sàn đại học.

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2017 của Bộ Giáo dục đưa ra dự kiến sẽ bỏ điểm sàn đại học năm 2017. Liên quan tới đề xuất bỏ điểm sàn đại học, đại diện của Tổng cục Dạy nghề của Bộ Lao động và TBXH đã cho rằng đề xuất này sẽ không theo thị trường lao động, đi ngược lại với chủ trương phân luồng giáo dục của Đảng và Nhà nước là tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, lấy lại sự hợp lý của cơ cấu nhân lực.

Tổng cục Dạy nghề nêu ý kiến về việc bỏ điểm sàn đại học.

Ông Đỗ Văn Giang-Phó Vụ trưởng Dạy nghề Chính quy của Tổng cục Dạy nghề cho biết đề xuất bỏ điểm sàn đại học sẽ đi ngược lại chủ trương của Đảng-Nhà nước là tập trung phát triển GD dạy nghề để cơ cấu nhân lực được hợp lý. Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đã đưa ra mục tiêu là phấn đấu tới năm 2020 sẽ có 30 % học sinh phổ thông đi học nghề.

Điểm sàn là để đảm bảo chất lượng đầu vào và phân luồng học sinh, bỏ điểm sàn đại học nghĩa là học  sinh chỉ cần tốt nghiệp ThPt thì đều có thể vào đại học. Dự thảo tuyển sinh Đại học năm 2017 đề xuất bỏ điểm sàn đại học sẽ phá vỡ quy hoạch và phân luồng học sinh phát triển nghề nghiệp, học nghề.

bo-diem-san-dai-hoc-1

Không những vậy đề xuất này còn có thể làm cho xã hội nặng thêm tâm lý bằng cấp, cơ cấu nhân lực bị bất cập hiện nay thêm trầm trọng. Lãnh đạo Vụ Dạy nghề chính quy còn nêu thêm rằng đào tạo đại học cũng phải theo nguyên tắc thị trường, vì hiện nay tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ngày càng cao, sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo nhân lực của nước ta đang báo động đỏ.

Tỷ lệ cử nhân hiện nay đang là 1 thì chỉ có 0,46 % là tham gia lao động trực tiếp (gồm cả sơ cấp,trung cấp và cao đẳng), từ đó thấy được cơ cấu lao động ngược với thị trường. Mỗi năm có tới gần 50 % cử nhân ra trường bị thất nghiệp, thậm chí nhiều người giấu bằng đại học để đi làm công nhân.

bo-diem-san-dai-hoc-2

Bất cứ quốc gia nào, là nước phát triển hay đang phát triển luôn có nhu cầu về lao động nghề (lao động trực tiếp) nhiều hơn cử nhân (lao động gián tiếp), tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là sự thật khách quan của thị trường lao động Việt Nam. Ví dụ như xây một công trình lớn thì chỉ cần 1 kiến trúc sư thiết kế, trực tiếp làm lại phải là hàng trăm lao động (thợ xây) mới hoàn thành được.

Tỷ lệ sinh viên đại học tiếp tục tăng thì chất lượng đào tạo có tốt hơn nữa cũng không có đủ việc làm làm cho trình độ này. Học đại học nên dành cho những người có tố chất, năng lực và trình độ, bỏ điểm sàn đại học khiến ai cũng có thể học học đại học thì chất lượng đào tạo sẽ bị ảnh hưởng.

Dự thảo Thông tư quy định quy chế tuyển sinh và  xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp mới không quy định điểm sàn. Các trường tự xác định điều kiện tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp từng ngành nghề đào tạo. Trường cao đẳng yêu cầu tối thiểu là phải tốt nghiệp THPT, trung cấp là tốt nghiệp THCS trở lên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *