Monday , December 16 2024
Trang chủ / Trung học / 5 kỹ năng cần có để thi tốt môn Địa lý

5 kỹ năng cần có để thi tốt môn Địa lý

Nhiều bạn tỏ ra sợ môn địa lý, tuy nhiên, chỉ cần nắm vững những bí quyết sau đây, là chúng ta có thể dễ dàng chinh phục được môn học này.

cao dang y te ha dong

Địa lý là một môn xã hội khá đặc thù, vì vừa có lý thuyết lại vừa có bài tập. Bởi vậy, vượt qua được môn học này trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới cũng chính là thử thách đối với nhiều sĩ tử. Để đạt được điểm cao ở môn Địa lý không phải là điều quá khó, nếu như bạn nắm vững được những kỹ năng quan trọng dưới đây.

1 – Kỹ năng nhận dạng đề

Đây là kỹ năng đầu tiên mà các sĩ tử cần áp dụng, giúp bạn không đưa bài làm của mình đi quá xa so với yêu cầu của đề thi. Sau khi nhận đề, các sĩ tử cần phải bình tĩnh đọc thật kỹ để nhận dạng đề là ở dạng nào? Trình bày hay chứng minh? Cần vẽ biểu đồ tròn hay là biểu đồ miền, biểu đồ cột?, Số liệu trong đề đã được xử lý hay là số liệu thô?… Đặc biệt là ở phần vẽ biểu đồ càng cần phải chú ý hơn, vì đây là phần dễ ăn điểm nhất trong đề, nhưng nếu không xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ, bạn sẽ không giành được bất cứ điểm nào ở câu này.

Đây cũng chính là kỹ năng mà bạn N.T (sinh viên năm nhất cao đẳng y tế Hà Đông ) chia sẻ

2 – Kỹ năng khai thác Atlat

Được mang Atlat vào trong phòng thi là đặc quyền của các sĩ tử trong môn Địa lý ở kì thi THPT quốc gia. Vì thế đừng quên mang Atlat vào trong phòng thi nhé! Trong quá trình ôn tập, bạn cần phải nghiên cứu để hiểu được nội dung của Atlat, nắm được những ký hiệu, ước hiệu của bản đồ, cần xác định được phạm vi lãnh thổ… Đồng thời, khi học đến bài nào, bạn cũng nên quan sát Atlat liên quan tới bài học đó, cách này sẽ giúp các sĩ tử vừa nhớ bài tốt vừa biết cách đọc Atlat chính xác nhất. Có một thực tế là là sĩ tử nào có khả năng đọc Atlat tốt thì đều đạt điểm cao.

3 – Kỹ năng trình bày bài thi

Với một bài thi có chữ viết rõ ràng, trình bày dễ nhìn, diễn đạt trôi chảy,… sẽ gây được thiện cảm đối với người chấm bài. Có thể là chữ bạn sẽ không đẹp, nhưng cũng đừng trình bày quá cẩu thả, viết nguệch ngoạc. Điều này rất quan trọng nhất là bạn cần trình bày bài thi mạch lạc, rõ ràng, cần phân tách các ý thành những đoạn riêng biệt, nhưng vẫn có sự liên kết và logic với nhau bằng các từ nối và những câu chuyển đoạn. Ngoài ra, các thí sinh cũng lưu ý là nên sử dụng từ ngữ phổ thông, không đưa những từ địa phương vào trong bài thi gây sự khó hiểu cho người chấm.

4 – Kỹ năng kiểm soát thời gian

Bạn có làm chủ được thời gian làm bài thi hay không phụ thuộc vào việc bạn sắp xếp, cân đối thời gian làm bài như thế nào. Trong phòng thi, 180 phút trôi rất nhanh, chỉ với một vài phút thôi cũng có thể làm nên lịch sử đấy nhé! Câu nào dễ bạn nên ưu tiên để làm trước, câu khó sẽ làm sau. Trước mỗi câu hỏi, bạn nên dành 10 đến15 phút để đọc kỹ đề bài, vạch ra dàn ý đại cương cho phần trả lời sau đó mới chính thức bắt tay vào làm bài.

5 – Kỹ năng vận dụng kiến thức thực tế

Trong một vài năm gần đây, đề thi môn Địa lý cũng như đề thi Văn hay Sử thường có tính mở. Bởi vậy, ngoài việc nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa, các sĩ tử cũng cần có sự hiểu biết nhất định về kiến thức thực tế để đưa vào bài làm của mình. Để có những kiến thức này, thì sĩ tử cần chăm chỉ xem các chương trình thời sự, đọc thêm các thông tin trên báo chí, internet… Việc chứng minh rằng mình có một kiến thức thực tế phong  phú sẽ giúp cho bài thi của bạn được đánh giá cao hơn. Tất nhiên là chỉ nên đưa những thông tin và kiến thức phù hợp, liên quan tới yêu cầu của đề thi thôi nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *