Thay vì những câu hỏi nhàm chán hàng ngày như: “hôm nay có gì mới không con?”, “ngày hôm nay của con thế nào?”, “hôm nay con chơi có vui không?”, “hôm nay có ai làm con giận không?”… bố mẹ vẫn có những cách biết được việc làm trong ngày của con, mà còn giúp con hào hứng kể chuyện. Dước đây là 7 trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.
1.Miêu tả trạng thái vui, buồn, giận
Cha mẹ có thể chơi trò miêu tả trạng thái vui, buồn, giận hờn với các bé từ 3 tuổi trở lên để giúp bé phát triển khả năng giao tiếp. Mọi người sẽ lần lượt mô tả lại điều xảy ra trong ngày khiến cho phải buồn, một điêu khiến vui sướng và một điều khiến tức tối phát điên lên. Thông qua biểu hiện cử chỉ, hành động và lời nói của những người trong gia đình, bé sẽ chú ý, đồng thời chia sẻ được câu chuyện ngày hôm nay của chính bé. Trò chơi này sẽ giúp mọi người trong gia đình có thời gian bên nhau, gắn bó và hiểu nhau hơn.
2. Đồng hồ cát
Trò chơi này có thể dành cho các bé từ 4 tuổi trở lên. Hãy mua một chiếc đồng hồ cát để khuyến khích bé không la cà hay trì hoãn việc hoàn thành các nhiệm vụ của bé, như buộc dây giày, đánh răng, rửa mặt… Nếu gia đình có nhiều trẻ có thể cho các bé cùng chơi và thi với nhau xem ai nhanh hơn. Với việc này, bé sẽ có cơ hội thắng các anh chị em của mình. Còn cha mẹ sẽ bớt được thời gian nài nỉ và quát tháo con.
3. Bắt đầu trò chuyện
Có thể dành cho các bé từ 5 tuổi trở lên. Gia đình có thể chuẩn bị motjt ít giấy nhớ ghi các câu hỏi và dán vào các vị trí đặc biệt và thuận lợi như bàn ăn. Khi cả gia đình đã quay quần bên bàn ăn và bắt đầu sa đà vào những câu chuyện như lịch đấu bóng, lịch chiếu phim… Lúc đó cả nhà có thể chuyển đề tài vào những câu hỏi gợi ý trên giấy nhớ. Bằng trò chơi này, trẻ nhỏ và chính bạ sẽ có cơ hội để suy nghĩ.
4. Hình như có điều gì đó không đúng?
Bé từ 5 tuổi trở lên có khả năng tư duy để tham gia được trò chơi này. Bạn hãy nhờ bé dọn bàn ăn và cố tình đặt sai vị trí các đồ vật một chút như đặt đũa lệch, bát và đĩa úp ngược. Khi nào bé đã xong việc, bạn sẽ phải đến và tìm ra điểm chưa hợp lý. Với trò chơi này, bé được phép làm sai.
5. Hai thật một đùa
Với những bé từ 5 tuổi trở lên, bạn hãy kể cho bé nghe những tình huống xảy ra ngày hôm nay của bạn, nhớ là trong câu chuyện thì bạn được phép kể 2 thật và 1 là đùa thôi nhé. Bạn sẽ đố bé đoán trong những điều đó đâu là thật, đâu là giả. Và ngược lại hãy để bé kể tương tự câu chuyện của bé nhé. Đây cũng là một trong những cách giúp bé chia sẻ câu chuyện của mình thay vì những câu hỏi nhàm nhán như “hôm nay thế nào?”
6. Trò chơi ứng xử bên bàn ăn
Bé từ 6 tuổi có thể tham gia trò chơi. Bố mẹ đặt ra những mức điểm cho các hành vi tốt trên bàn ăn, ví như là giúp bố mẹ cất nồi cơm là được cộng 1 điểm hay những hành vi không tốt như nói trong khi có nhiều đồ ăn trong miệng là trừ một điểm. Đến cuối bữa tổng hợp ai được nhiều điểm nhất sẽ thắng. Bằng cách này, bé sẽ được tập luyện những thói quen tốt.
7. Thử tài bố mẹ
Trong vai trò kiểm tra bố mẹ bằng những điều mà bé đã được học trên lớp ngày hôm nay. Trò chơi này sẽ giúp bé nhớ lại những kiến thức trên lớp. Các này khiến bé hào hứng vì có cơ hội đánh bại bố mẹ, và bố mẹ sẽ có cơ hội thâm nhập vào lớp học của bé một cách tự nhiên.