Là sinh viên mới ra trường thì hẳn ai cũng muốn có được một công việc ổn định, với mức thu nhập hấp dẫn. Thực tế thì điều này là không phải là dễ dàng, nhất là đối với những sinh viên mới ra trường. Trước khi tìm kiếm một công việc, bạn phải cần lưu ý và tránh 4 điều sau.
Tránh ứng tuyển một lúc quá nhiều công việc
Chắc chắn trong thời gian tìm kiếm một công việc, bạn cũng sẽ có phân vân giữa nhiều lựa chọn, nhưng không có có nghĩa là bạn sẽ gửi hồ sơ của mình đến tất cả những vị trí bạn tìm được. Đừng rải hồ sơ của mình ở quá nhiều nơi. Việc này sẽ khiến bạn không tập trung vào công việc mà bạn được nhận, và có thể sớm từ bỏ nó. Và một khi bạn đã bắt đầu vào công cuộc tìm kiếm việc làm thì hãy làm riêng CV cho mỗi vị trí cụ thể mà bạn ứng tuyển. Cần phải cẩn thận vào những mục cần thiết cho công việc, tránh những sai sót nhỏ, không đáng có sẽ làm bạn mất điểm trong mắt người tuyển dụng.
Tránh chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc
Thực trạng là có một bộ phận không nhỏ những sinh viên hiện nay chờ đến khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp tại những trường như cao đẳng dược Phú Thọ, ĐH Kinh tế… mới bắt tay vào công cuộc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, đây không phải là một y kiến hay. Để có được một công việc phù hợp, bạn phải mất đến vài tháng, thậm chí có thể mất một nằm ròng. Hơn nữa, thất nghiệp một thời gian có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng cũng như tinh thần làm việc của bạn.. Bởi vậy, ngay khi còn là sinh viên thì đừng chần chừ, mà hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc phù hợp với mình. Theo thời gian bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và cũng sẽ có nhiều cơ hội có được công việc tốt hơn khi ra trường.
Tránh so sánh mình với người khác
Sau khi tốt nghiệp cũng là lúc bạn và bạn bè của mình, bắt đầu vào guồng quay “tìm việc làm”. Bạn sẽ rất dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí là tuyệt vọng khi mà tất cả mọi người đều có được một công việc tốt, phù hợp với bản thân, trừ bạn ra. Nhưng bạn cần phải nhớ rằng, mỗi người trong chúng ta, ai cũng có ước mơ, mục tiêu khác nhau. Đừng quá lo lắng nhiều về những bạn bè của bạn đang làm, mà hãy lấy đó làm động lực để cố gắng nhiều hơn nữa.
Không nên đi phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị
Nếu như nhà tuyển dụng liên hệ với bạn, điều đó có nghĩa CV của bạn đã gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn được chủ quan. Bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, dù đó là môi trường nào, và bạn được tốt nghiệp từ cấp bậc nào, dù là học trung cấp y dược hay liên thông đại học điều dưỡng … Thì việc chuẩn bị kỹ lưỡng những câu trả lời của mình trước khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn gây được chú ý và tạo dựng được sự tín nhiệm từ nhà tuyển dụng. Ngoài ra cũng nên nhớ ăn mặc chỉnh chu khi đến phỏng vấn.