Khu vực đỉnh núi Ngọc Linh ở Quảng Nam là một vùng đất miền núi cao khó khăn, tại đây có những đứa trẻ mồ côi người Xê Đăng mất cha mẹ, mất nhà cửa. Các em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy Lý Văn Đường khi đưa các em về trường để nuôi ăn học.
Thầy giáo có tầm lòng vàng cứu giúp những đứa trẻ mồ côi không nhà.
Cách đây 3 năm khi về trường Tiểu học Trà Cang (Nam Trà My, Quảng Nam) nhận công tác với chức danh hiệu trưởng trường, thấy Đường đã đến từng lớp, từng điểm trường xa xôi để xem xét thì thấy vằng rắt nhiều học sinh, quan tìm hiểu và biết được các em khi nghỉ học do cha mẹ qua đời. Sau khi trăn trở nhiều đêm, thầy đã quyết định để các em về trường nuôi ăn học.
Mỗi năm tại đây đều có người chết vì ăn lá ngón hay treo cổ tự tử, người Xê Đăng cho rằng người chết do ma rừng bắt nên khi một người qua đời họ kéo nhau tới đập phá, đốt nhà để đuổi ma. Những đứa trẻ mồ côi đã mất cha mẹ lại còn bị mất nhà ở nên vô cùng khốn khổ, hoàn cảnh xô đẩy khiến các em không đến trường học được.
Thầy đường thương xót trước cảnh ngộ đó đã quyết định kêu gọi người dân chặt cây và chặt lá, chặt nứa về dựng nhà trong khuôn viên của trường làm nhà cho những đứa trẻ mồ côi này. Cả chục em được đưa về nhưng lại không biết lấy đâu tiền ăn để nuôi chúng. Trước vấn đền nan giải này, thầy Đường đã đứng ra vận động thầy cô trong trường, bạn bè và bỏ tiền lương để mua đồ ăn cho các em.
Từ 2013 tới nay thầy đã đưa tất cả các 15 em về nuôi, thầy vận động những người hảo tâm giúp đỡ để có tiền mua quần cáo và sách vở cho các em.
Là người hiểu rõ hoàn cảnh của từng em, thầy giáo kể về bé Hồ Thị Nghêu mới học mẫu giáo vừa được đón về. Cha mẹ của bé ăn lá ngón chết vào năm 2014, để lại 4 đứa trẻ không nơi nương tựa. Thầy đã dẫn 4 chị em xuống trường ở, em lớn nhất tên Hồ Thị Đáy học lớp 6, Hồ Thị Điểu học lớp 4, Hồ Văn Nghéo học lớp 2 và Hồ Thị Nghêu.
Khi được hỏi rằng ở trường thế nào thì bé Điểu bảo ở với ông bà ăn muối ớt khổ lắm, cha mẹ thì chết rồi, ra trường có thể ăn no, còn được ăn thịt cá, lại có quần áo ấm mặc. Bé còn nói “ thầy Đường có gì là cho bọn con hết, thầy thương bọn con lắm”.
Chia sẻ về những khó khăn khi giúp đỡ các em, thầy Đường bảo: trước đây chưa có chế độ bán trú của Nhà nước cho học sinh vùng cao, chăm sóc các em rất cực khổ, nay có chính sách rồi thì hàng tháng các em được thêm một khoản tiền và gạo nên đỡ hơn. Nhà của học sinh ở do Nhà nước làm cho nên học sinh có điều kiện ăn ở và học tập tốt hơn trước.
Xã Trà Cang nằm trên đỉnh Ngọc Linh, toàn người Xê Đăng sinh sống, hộ nghèo trên 80 %. Tuy chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền việc bỏ hủ tục ăn lá ngón treo cổ rồi dân làng phá nhà cửa, đuổi ma nhưng không hiệu quả. Người dân đồng ý bỏ nhưng sau vẫn tái diễn, “phép vua thua lệ làng” khiến hủ tục vẫn diễn ra, kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng.
Thầy giáo Đường vẫn tiếp tục công việc giảng dạy và giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi khó khăn ở đây. Mới đây khi xã Trà Cang lại có cặp vợ chồng qua đời , thầy lại cuốc bộ 4-5 tiếng đường rừng để vận động cho các em mồ côi ra trường. Các gia đình ở trên đỉnh núi quá nghèo, không đủ ăn đủ uống, huống chi các em nhỏ mồ côi.