Saturday , April 20 2024
Trang chủ / Tiểu học / Không gây áp lực cho học sinh tiểu học khi thi học kỳ.

Không gây áp lực cho học sinh tiểu học khi thi học kỳ.

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên không gây áp lực cho học sinh và phụ huynh khi thi cuối học kỳ một của năm học 2016-2017. Kiểm tra bình thường, nhẹ nhàng để nắm bắt tình hình học sinh chân thực chứ không vì áp lực mà chạy đua điểm số thành tích.

Không gây áp lực cho học sinh và phụ huynh khi thi học kỳ.

Vừa qua Sở Giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có văn bản cụ thể hướng dẫn các trường cấp tiểu học về việc kiểm tra cuối học kì. Nội dung chính nhấn mạnh trong văn bản hướng dẫn là kiểm tra cuối học kỳ để biết được tình hình học tập của học sinh, việc kiểm tra diễn ra bình thường, giáo viên không gây áp lực cho học trò và phụ huynh. Hiệu trưởng mỗi trường có trách nhiệm theo sát và nhắc nhở giáo viên thực hiện không tạo áp lực về kỳ thi cho học sinh trước kỳ kiểm tra cuối kỳ.

khong-gay-ap-luc-cho-hoc-sinh-1

Khi kiểm tra cuối học kỳ một thì giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học cho học sinh làm bài giống như bài kiểm tra thông thường. Hình thức thi nhẹ nhàng và bình thường để không làm các em căng thẳng, thể hiện khả năng một cách chân thực nhất.

Trong thông tư 30 và Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và đòa tạo có nêu rõ hiệu trưởng sẽ chỉ đạo tổ chuyên môn để ra đề thi kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối học kỳ. Nhằm đảm bảo sự thống nhất khách quan, nâng cao chất lượng đề kiểm tra phản ánh tốt nhất tình hình của học sinh thì Sở giáo dục khuyến khích các trường nên giao cho giáo viên chủ nhiệm soạn đề rồi nộp về tổ chuyên môn. Sau đó tổ chuyên môn sẽ chọn lọc đề của tất cả các cô chủ nhiệm rồi chuyển lên ban giám hiệu nhà trường chọn đề thi cho toàn khối.

Sự khuyến khích này dựa trên việc giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học là người trực tiếp dạy và theo sát học sinh lớp mình nhất, năm rõ điểm mạnh yếu của học sinh nên khi ra đề sẽ  bám sát thực tiễn hơn.

khong-gay-ap-luc-cho-hoc-sinh-2

Giáo viên chủ nhiệm sẽ chấm bài, sửa lỗi và nhận xét những ưu điểm, hạn chế một cách rõ ràng về bài kiểm tra của học sinh. Từ đó mà chính giáo viên và phụ huynh có có sở để tập trung bồi dưỡng những điểm còn yếu và phát huy những điểm mạnh cho học sinh ở học kỳ 2. Thang điểm để chấm vẫn theo thang điểm 10 truyền thống, không cho điểm 0 hay điểm thập phân. Qua đây vừa không gây áp lực cho học sinh trong học tập và thi cử, giúp các em học tập thoải mái và phát huy bản thân tốt hơn.

Đây là những chỉ đạo của Bộ giáo dục và Sở GD thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh không bị áp lực trước kỳ thi, năng lực và khả năng học tập của các em phản ánh rõ ràng và khách quan qua từng bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra cuối kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *