Vấn nạn bạo lực học đường đã xảy ra rất nhiều năm trong các trường học nhưng nó chỉ mới ở mức độ nhẹ. Trong vài năm gần đây tình trạng này ngày càng nghiêm trọng gây ra các hệ lụy sâu rộng làm nhức nhối xã hội. Nhà trường là chủ thể không thể tránh khỏi tránh nhiệm liên đới trong vấn đề này, nội dung sẽ nêu ra cách làm thế nào để ngăn cản bạo lực học đường hiện nay.
Dưới đây là 3 giải pháp chính để hạn chế và ngăn cản bạo lực học đường gồm: Nhận diện học sinh bị bạo lực học đường, giáo dục kỹ năng và cách sống cho học sinh, đối thoại với học sinh.
Giải pháp ngăn cản bạo lực học đường.
Dấu hiệu nhận diện học sinh bị bắt nạt:
Hầu hết các sự việc bạp lực học đường nghiêm trọng gần đây thường diễn ra xong rồi thì thầy cô và gia đình mới biết khi các clip ghi lại cảnh bạp lực được phát tán trên mạng xã hội. Vì vậy vấn đề nhận biết có sự bắt bạt trong học đường là bước đầu tiên để ngăn cản bạo lực học đường, can thiệp kịp thời.
Bạo lực học đường không chỉ là các hành động bạo lực mà còn biểu hiện qua nhiều hình thức như bắt nạt, chửi bới hay cô lập,…Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt ở học đường mà giáo viên và phụ huynh cần lưu ý:
- Các em có thương tích trên người nhưng không giải thích rõ ràng được vì sao có vết thương đó. Các em thường bồn chồn và lo âu khi đi học, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày.
- Nghỉ học thường xuyên, thành tích học tập sa sút, tỏ vẻ buồn chán và không muốn giao tiếp với người khác. Chơi một mình và không chơi với nhóm bạn nào.
- Một số em thường biểu hiện qua giấc ngủ như mất ngủ hay các các biểu hiện bất thường như sợ hãi hay gặp ác mộng,…
Trên đây là các dấu hiệu để nhận biết học sinh có bị bạn nè bắt nạt ở trường hay không. Tiếp đó nhà trường và gia đình cần phối hợp để có biện pháp giúp các em thoát khỏi tình trạng này, tạo ra chế để các em bị bạo lực chủ động lên tiếng.
Tạo cơ hội đối thoại với học sinh.
Với bất kì vụ bạo lực học đường nào, để biết rõ nguyên nhân và có cách giải quyết thỏa đáng cần hỏi chính các học sinh tham gia vụ việc. Nên tạo ra những buổi thảo luận thân tình trong buổi họp lớp hay họp toàn trường cho học sinh thoải mái chia sẻ mọi vấn đề như vì sao đánh bạn, những em khác nghĩ thế nào, em bị đánh có ý kiến gì,…nhằm giúp các em bộc lộ hoàn toàn suy nghĩ của mình. Mục đích cuối cùng là giảng hòa, cho học sinh xin lỗi nhau và thông cảm cho nhau.
Nếu không có cơ hội đối thoại mà chỉ họp để ký luật thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề bạo lực. Thạm chí khi bị kỷ luật thì học sinh thêm cay cú và vấn đề bạo lực lại tiếp diễn nặng hơn.
Để hiểu được tâm tư của học sinh thì cha mẹ và nhà trường luôn cần tạo ra các cơ hội đối thoại để hiểu rõ suy nghĩ, cách hành động và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện hành vi không tốt.
Giáo dục kỹ năng và cách sống đẹp cho học sinh.
Ngăn cản bạo lực học đường cần có sự kết hợp từ nhiều bên như gia đình, nhà trường, xã hội phải chung tay mới có hiệu quả. Cách cư xử, hành vi của người lớn ảnh hưởng tới tâm lý và các hành vi của trẻ em rất nhiều, nếu cha mẹ thường nói tục và dùng vũ lực trong gia đình thì nó sẽ tác động xấu tới nhận thức của trẻ. Trẻ có thể hình thành các suy nghĩ tiêu cực “giận hay ghét là có thể đánh bạn” “nói tục bình thường thôi”,…
Cha mẹ cần là người nói không với việc dùng bạp lực để răn đe và dạy dỗ con cái. Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn tới giáo dục đạo đức và kỹ năng sống đẹp cho học sinh chứ không chỉ quan tâm riêng về dạy kiến thức.
Các giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm cần sát sao với học sinh của mình hơn nữa để uốn nắn kịp thời hành vi không đúng. Không để sự việc nghiêm trọng rồi mới can thiệp.
Ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục lối sống, kỹ năng. Có biện pháp dài lâu để nâng cao nhận thức của học sinh, sống đẹp va cư xử đẹp.