Sunday , September 8 2024
Trang chủ / Mầm non / Cách dạy trẻ sáng tạo và biết mơ ước của người Nhật.

Cách dạy trẻ sáng tạo và biết mơ ước của người Nhật.

Trẻ em nhỏ vô cùng nhạy cảm, nhân cách và phẩm chất của mỗi đứa bé khi trưởng thành chính là sự nhào nặn của xã hội và sự giáo dục của gia đình nhà trường. Cùng Giáo Dục Học Đường tìm hiểu về cách dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ của các bà mẹ ở Nhật. Dưới đây chính là chia sẻ của một bà mẹ Việt hiện đang sống và làm việc ở Nhật.

Cách dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ của người Nhật.

Phương châm giáo dục mầm non ở Nhật chính là sáng tạo và biết ước mơ. Trong sách giáo khoa bậc tiểu học ở Nhật Bản không hề dạy trẻ em những điều chung chung như lao động tốt, học tập tốt, “phải” hiếu thảo ông bà cha mẹ và khoang tay nhìn lên bảng.

Ví dụ cụ thể chính là trong môn đạo đức lớp 1 ở Nhật, có bài tập thực hành cho trẻ là hãy quan sát người thân của mình cười lúc nào, và nghĩ nên làm gì để người thân mình tươi cười hàng ngày, kết quả như thế nào. Họ dạy những điều cụ thể như lên xe bus thì chào bác lái xe và nói cảm ơn khi xuống, ra công viên thì tìm sọt rác, đi mua hàng đến sau thì xếp hàng không được chen ngang, không nói to nơi công cộng,…

cach-day-tre-sang-tao-1

Khi thực hành trồng trọt, dù là học sinh ở thành phố hay nông thôn sẽ đều được đến các nông trại hay vườn rau quả của người nông dân. Trẻ sẽ được dạy cách trồng trọt, chăm sóc cây trồng, khi thành phẩm sẽ được đi thu hoạch chứ không ngồi trên lớp. Đây  chính là cách dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ một cách cụ thể và dễ hiểu.

Trường nào ở Nhật cùng vậy, khi đi học dù là ngoài trời hay trong lớp trẻ em đều nói cười vui vẻ và tích cực hoạt động. Trẻ sẽ tự tin khi phát biểu và mạnh dạn trao đổi với thầy cô mà không sợ bị áp đặt suy nghĩ hay có rào cản.

Tại Việt Nam gần đây xảy ra khá nhiều vụ giáo viên đánh học sinh, và tuyệt nhiên ở Nhật giáo viên tiểu học chưa ba giờ là nỗi ám ảnh của phụ huynh. Phụ huynh này chia sẻ, khi theo chân thầy chủ nhiệm và thầy hiệu trưởng tới một gia đình của 1 cặp vợ chồng người Việt khác có con bị chẩn đoán bị tự kỉ để thuetes phục họ đồng ý cho con vào lớp học đặc biệt. Sau khi em bé được kiểm tra ở trường, các chuyên gia về trẻ tự kỉ được thuê để kiểm tra lần nữa, tiếp đó nhà trường mới mời phụ huynh đến giải thích về tình hình tư vấn.

cach-day-tre-sang-tao-1

Khi bố mẹ bé tự kỉ đồng ý thì bé sẽ được theo học 1 nửa thời gian ở lớp bình thường và 1 nửa ở lớp đặc biệt có sự hỗ trợ của giáo viên (chuyên viên về tự kỉ). Thành phố sẽ chi trả toàn bộ chi phí như thuê chuyên gia và phiên dịch, cách buổi khám định kì cho trẻ.

Theo phương châm dạy trẻ cách trở thành người sáng tạo và có mơ ước nên từ sách giáo khoa hay chương trình dạy đều thể hiện rõ điều này. Họ không dạy trẻ thật nhiều chữ và làm những bài toán khó, học sinh không lo bị đội sổ hay không lên lớp được, họ có các bài kiểm tra nhưng không có các kì thi cuối kì đầy ác mộng. Cách dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ, đơn giản mà khoa học.

cach-day-tre-sang-tao-3

Học sinh tiểu học sẽ không xấu hổ vì không làm toán tốt hay chữ viết xấu mà sẽ xấu hổ khi không trả lời được câu hỏi “lớn lên em muốn làm gì? Ước mơ của em là gì?”. Khi trẻ có tố chất tốt về học toán hay môn nào đó bạn có thể cho trẻ học thêm ở ngoài, trong trường chỉ chó các đội bóng chày, độ bơi, đội hợp xướng, không có lớp bồi dưỡng toán hay văn.

 Ở Nhật, sách giáo khoa hay chương trình dạy, phương pháp dạy đều thế hiện rõ phương châm: dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Người ta không dạy trẻ con học thật nhiều chữ hay làm những bài toán khó, thế nên, học tiểu học ở Nhật không lo bị đội sổ hay bị đúp. Các bài kiểm tra có nhưng không có các kì thi cuối kì và thi vào trường chuyên đầy ác mộng đối với học sinh tiểu học.

Ở Nhật, việc làm toán kém và viết chữ xấu không đáng xấu hổ bằng việc không trả lời được câu hỏi: "Lớn lên em muốn làm gì?", "Ước mơ của em là gì?" theo đúng nghĩa đen của nó. Thành ra nếu con bạn có tố chất và muốn làm toán khó, bạn có thể đưa con đi học thêm ở bên ngoài chứ nhà trường không có các lớp bồi dưỡng Văn, Toán… Trường tiểu học ở đây chỉ có các đội hợp xướng, đội bóng chày, đội bơi thành tích cao… mà thôi. Giáo dục là cần có sự bài bản và hiểu biết, cần sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và địa phương, cách dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ để trẻ có mục đích rõ ràng và có quyết tâm thực hiện nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *