Friday , April 26 2024
Trang chủ / Mầm non / Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống

Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống

Phương pháp Montessori được hình thành và xây dựng dựa trên những quan sát đầy suy luận khoa học của bà Maria Montessori. Bà nhận thấy rằng trẻ thơ có một khả năng dễ dàng để hấp thụ kiến thức từ môi trường xung quanh, trẻ có thể thực hiện mọi việc một cách tự nhiên mà không cần có sự trợ giúp của người lớn. Chính vì vậy mà phương pháp Montessori tạo nên những đứa trẻ thực sự khác biệt với phương pháp giáo dục truyền thống. 

hoat-dong-montessori

* Phương pháp giáo dục Montessori 

Lớp học Montessori không phân độ tuổi mà chỉ phân ra thành hai nhóm tuổi 0-3 và 3-6. Việc phân lớp như vậy giúp trẻ hòa đồng, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên nền tảng vững vàng cho các kỹ năng xã hội.

– Phương pháp giáo dục Montessori thông qua các bài học lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng đến việc tự do lựa chọn. Điều đó liên quan đến việc tự quyết định. Trẻ lựa chọn hoạt động theo sở thích của cá nhân của mình.

Phương pháp giáo dục Montessori  chú trọng vào hoạt động cá nhân thông qua các giáo cụ đa giác quan. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong lớp học. Mọi trẻ đều được tạo điều kiện để tự học và khám phá thế giới theo tốc độ riêng của mình.

– Sự tương tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh giúp cho việc đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác và hoàn chỉnh hơn về trí tuệ và tâm lý.

* Phương pháp giáo dục truyền thống

– Lớp học thụ động thông qua cá bài học lấy giáo viên làm trung tâm và các hoạt động trên giấy.

– Lớp học theo trình tự thời gian đòi hỏi cần có những phần thưởng bên ngoài như: xếp loại, điểm số, cạnh tranh…. Sự so sánh trong lớp học xảy ra bởi các hoạt động đều do giáo viên đánh giá và xếp loại. Các học sinh tự đánh giá chính mình là ‘’giỏi nhất’’ hoặc ‘’kém nhất’’ trong lớp.

– Chương trình học theo yêu cầu học sinh thực hiện công việc giống nhau tại cùng một thời điểm, không quan tâm đến sở thích cá nhân.

– Học theo nhóm có nghĩa là mỗi môn học sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi học sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiến trình của cả lớp.

– Sự phụ thuộc ngày càng tăng lên bởi các hoạt động do giáo viên thực hiện.

– Giáo dục trừu tượng khiến cho học sinh học tập thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc.

– Dạy học tập thể ngăn cản sự tương tác chặt chẽ giữa cá nhân và giáo viên. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

Những điều trên cho thấy sự khác biệt mạnh mẽ giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp Montessori. Từ phương pháp giáo dục khác nhau có thể dẫn đến việc hình thành những đứa trẻ hoàn toàn khác biệt trong xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *