Hồi đầu tháng 11 vừa qua, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt gồm 4 cấm học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Trong đó có nội dung là rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 4-6 năm xuống còn 3-5 năm. Việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học có lợi cho sinh viên ra sao sẽ được làm rõ trong nội dung sau.
Rút ngắn thời gian đào tạo đại học là một tin mừng cho tất cả sinh viên. Việc này sẽ giúp giảm tải chương trình học, giảm thời gian học môn đại cương, dành nhiều thời gian học hơn cho các môn chuyên ngành. Từ đó nâng cao chất lượng theo đúng định hướng đổi mới giáo dục toàn diện của Bộ giáo dục trong những năm gần đây. Việc này còn giúp cho sinh viên Việt Nam theo kịp mô hình đào tạo đại học quốc tế.
Những lợi ích sinh viên đạt được khi rút ngắn thời gian đào tạo đại học.
Giảm bớt áp lực và thời gian cho các môn học chung: Tuy chua quyết định chính chức nhưng khi rút ngắn thời gian đào tạo thì chắc chắn sẽ phải giảm tải nội dung học tập, nhiều người cho rằng nên giữ các môn tư tưởng chính trị, giảm tải môn học phụ như giáo dục thể chất, giảm số tín chỉ bổ sung nghiệp vụ, thêm nhiều hơn các học phần chuyên ngành để nâng cao năng lực cho sinh viên khi ra trường.
Giảm học phí: Nếu cắt giảm tín chỉ đào tạo thì học phí cũng cũng giảm, hiện tại các trường đại học được Bộ giáo dục khuyến khích tự chủ về kinh tế nên học sẽ nhiều hơn khi nhà trường không được nhà nước cho chi phí. Cắt bớt các tín chỉ sẽ đỡ một phần học phí cho sinh viên đại học.
Sinh viên tiếp cận nghề nghiệp nhanh chóng: Thời gian đào tọ rút ngắn thì sinh viên nhanh ra trường hơn, cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp mình học nhanh hơn, được học hỏi thực tiễn sớm hơn và học được nhiều hơn trong thực tế công việc.
Thời gian học xong thạc sĩ sẽ nhanh hơn: Đây là cơ hội cho sinh viên nào muốn học cao học, bạn sẽ hoàn thành chương trình đào tạo đại học và thạc sĩ trong 4 năm mà không cần tới 6 năm. Vì theo khung mới thì đào tạo thạc sĩ sẽ linh động trong 1-2 năm chứ không ấn định 2 năm như trước.
Kết hợp nội dung học tập vào ngoại khóa: Đây là đề xuất kết hợp nội dung học vào các chương trình ngoại khóa để làm phong phú hơn các nội dung học, tạo cảm hứng hơn cho môn học, nhất là các môn “khô khan” như pháp luật đại cương, văn hóa Việt nam, Tâm lý học, triết học,…Sinh viên có nhiều sân chơi mà vẫn kết hợp được học tập.
Nếu khung chương trình mới được áp dụng thì sinh viên sẽ được lợi rất nhiều so với khung cũ, song đó cũng là thách thức đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực học tập hơn, học chất lượng hơn để đáp ứng được chương trình đào tạo. Bộ giáo dục vẫn đang xem xét và cân nhắc chương trình, cần có thời gian để nghiên cứu sao cho phù hợp.