Thursday , April 18 2024
Trang chủ / Trung học / Triết lý giáo dục: Đích đến của việc đào tạo học sinh nước ta?

Triết lý giáo dục: Đích đến của việc đào tạo học sinh nước ta?

Bàn về mục tiêu của hệ thống giáo dục là đi tìm đáp án cho câu trả lời ngành giáo dục Việt muốn giáo dục, đào tạo mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Triết học là mẹ của các khoa học bởi nền khoa học nào cũng cần tới sự chặt chẽ, logic, tới lý tính và tinh thần truy vấn, biện chứng của triết học. Giáo dục là khoa học và là ngành có đối tượng là con người nên càng cần sự soi sáng, chặt chẽ, logic và thông suốt của triết học.

 

triet-ly-giao-duc-dich-den-cua-dao-tao-hoc-sinh-nuoc-ta-1

Triết lý giáo dục Việt Nam và những điều cần biết

Triết lý giáo dục là một đề tài rộng, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến mục tiêu giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay và bởi giáo dục phổ thông cũng là khâu trọng yếu, chi phối, định hướng các nội dung còn lại trong quá trình tổ chức giảng dạy của hệ thống giáo dục.

Khi bàn luận tới mục tiêu của một hệ thống giáo dục, chúng ta sẽ đặt ra những dạng câu hỏi tương tự như: Hệ thống giáo dục này sẽ đào tạo ra mẫu học sinh như thế nào sau khi tốt nghiệp? Các em cần có các loại hình tri thức, kỹ năng, phương tiện như thế nào? Nó liên quan tới chương trình đào tạo, định hướng nội dung trong việc xây dựng các môn học.

Câu hỏi tiếp theo là tại sao lại xây dựng mẫu học sinh như vậy? Là để kiến tạo xã hội tương lai như thế nào, cũng là những mong muốn của chúng ta về tương lai của đất nước sau này. Ở câu hỏi này, nó liên quan đến mô hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà quốc gia theo đuổi.

Cũng thật khó hình dung khi mà một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục, và nếu nói rằng giáo dục nước ta chưa có triết lý giáo dục thì thật khó chấp nhận, nhưng triết lý giáo dục của nước ta là gì?

Tại sao Mỹ có chất lượng giáo dục  bậc nhất Thế Giới?

Một nền khoa học giáo dục dựa trên triết lý giáo dục sẽ quyết định nội dung, phương pháp dạy và học. Chính bởi vậy với triết lý giáo dục rõ ràng, hệ thống mà giáo dục Mỹ có chất lượng bậc nhất thế giới. Triết lý giáo dục của Mỹ bao gồm: thuyết bản chất, thuyết trường tồn, thuyết tiến bộ, thuyết cải tạo xã hội và thuyết hiện sinh.

triet-ly-giao-duc-dich-den-cua-dao-tao-hoc-sinh-nuoc-ta-2

Họ chú trọng các chân lý được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích chọ sinh đọc những quốc sách vĩ đại của các vĩ nhân, những cuốn sách kinh điển được lựa chọn đưa vào nhà trường theo từng cấp học, trung bình có khoảng một vài trăm đến vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh đọc, thảo luận.

Nội dung các bài giảng còn có sự liên quan đến học sinh để thu hút sự say mê học tập của các em. Triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh việc trải nghiệm, nhu cầu cá nhân của học sinh để tạo hứng thú và niềm đam mê học tập.

Mỗi nền giáo dục đều có một hệ triết lý giáo dục riêng mang tính quyết định tới nội dung và phương pháp dạy, học, thực hành… Và câu hỏi Đích đến trong công cuộc cuộc đào tạo thế hệ học sinh, sinh viên của chúng ta là những con người như thế nào khi triết lý giáo dục vẫn còn nhiều mâu thuẫn và gây tranh cãi.

Tất cả cả những gì mà nền giáo dục của Mỹ có được đều có từ triết lý giáo dục mà họ tìm được từ triết học Hy Lạp cổ đại giúp họ thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại và không trở thành nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều, lý thuyết..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *